Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam cải thiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hải quan qua cơ chế Một cửa Quốc gia

Press Release Shim

Speeches Shim

Các đại biểu thảo luận về kết quả của báo cáo khảo sát.
The participants discuss findings in the survey report.
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ

Dùng để đăng ngay

Monday, 22 June, 2020

HÀ NỘI, 22/6/2020 - Cơ chế Một cửa Quốc gia (MCQG) là hệ thống một cửa để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá và được kỳ vọng giúp tinh giản các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Từ tháng 9/2019 đến 3/2020, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng cục Hải quan Việt Nam (TCHQ) thực hiện khảo sát nhằm đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính qua cơ chế MCQG. Các phân tích và khuyến nghị từ báo cáo khảo sát này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động cải cách thực chất từ các bộ, ngành hiện đang xử lý thủ tục hành chính trên cơ chế MCQG thông qua cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu quả tổng thể.

Hôm nay, USAID phối hợp với VCCI và TCHQ tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế MCQG". Tham dự sự kiện có Phó Giám đốc USAID Việt Nam Craig Hart, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và hơn 100 đại diện từ khu vực tư nhân và các cơ quan chính phủ. Nội dung của hội thảo bao gồm phần trình bày và thảo luận về các phát hiện chính của báo cáo và một phiên toạ đàm với sự tham gia của doanh nhân tiêu biểu để thảo luận về vai trò của cơ chế MCQG và các cải cách hiện nay có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Trong hai năm qua, Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã phối hợp với TCHQ, VCCI và các đối tác khác triển khai nhiều hoạt động đa dạng nhằm giảm thời gian và chi phí thương mại tại Việt Nam. Với giá trị thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 77,6 tỷ đô la trong năm 2019, USAID sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân thực hiện cải cách và nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với những công cụ tạo thuận lợi thương mại quan trọng tương tự như cơ chế MCQG.

Để biết thêm thông tin về Dự án Tạo thuận lợi Thương mại của USAID, truy cập https://www.usaid.gov/vi/vietnam/documents/fs-tradefacilitationprogramoct2019-vie