Flag of Vietnam

Cải thiện Môi trường Kinh doanh

Ngôn ngữ: English | Vietnamese

Speeches Shim

USAID đang hỗ trợ nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
USAID đang hỗ trợ nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Nguyễn Thạc Phương/USAID

Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên hành trình phát triển trong 30 năm qua. Với những cải cách kinh tế quan trọng được khởi xướng vào năm 1986 nhằm hướng tới định hướng thị trường có điều tiết, Việt Nam đã chuyển đổi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Mục tiêu cuối cùng của Chính phủ Việt Nam là phát triển từ quốc gia thu nhập trung bình thấp thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Để duy trì xu hướng tăng trưởng ấn tượng, đồng thời tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải giải quyết những thách thức chính bao gồm chính sách và quản trị nhà nước về kinh tế, cơ sở hạ tầng và nhu cầu năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân và phát triển năng lực của lực lượng lao động.

CHẤT LƯỢNG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ Ở CẤP TỈNH

Dự án Tăng cường Năng lực cấp tỉnh và dự án Việt Nam Tiên phong do USAID tài trợ đang nỗ lực hỗ trợ tăng cường năng lực quản trị ở cấp tỉnh trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành kinh tế thông qua sử dụng hiệu quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được quốc tế công nhận của Việt Nam. Chỉ số PCI khuyến khích sự cạnh tranh giữa các tỉnh để nâng cao năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh kinh tế, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn vào quá trình cải cách chính sách bằng cách huy động sự tham gia của xã hội dân sự và khu vực tư nhân vào cải cách luật pháp và quy định, đồng thời tăng cường những cải tiến lâu dài và mang tính chuyển đổi trong cách thức hợp tác giữa lãnh đạo tỉnh và khu vực tư nhân nhằm đẩy mạnh tăng trưởng.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN

Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực kết nối của các doanh nghiệp nhỏ và vừa  (LinkSME) do USAID tài trợ có mục tiêu hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các DNNVV thông qua: 1) tăng cường năng lực của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam để mở rộng khả năng tiếp cận của các DNNVV Việt Nam vào chuỗi cung ứng sản xuất; và 2) thể chế hóa các cải cách quan trọng và tăng cường khung pháp lý và quy định về tăng trưởng DNNVV trên toàn quốc. Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đang giúp Việt Nam cải thiện các thủ tục hải quan và thông quan tại cửa khẩu còn chưa hiệu quả, qua đó giúp giảm thời gian và chi phí cho hoạt động thương mại quốc tế.

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ TINH THẦN KINH DOANH

Việt Nam nhận thấy  tương lai của quốc gia không chỉ nằm ở lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động. Việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và trở thành trung tâm công nghệ của khu vực vào năm 2045 sẽ cần tập trung vào việc cải thiện việc áp dụng kỹ thuật số và sự sẵn sàng của lực lượng lao động. USAID đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế số, trong đó đề cao vai trò của đổi mới công nghệ và tinh thần kinh doanh, hiện đại hóa DNNVV và nâng cao năng lực của đội ngũ lao động để đáp ứng nhu cầu của tương lai.

ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Với hỗ trợ của USAID, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đầu tiên vào tháng 6/2020. Thông qua tham vấn với khu vực tư nhân, USAID đang hỗ trợ Việt Nam triển khai luật PPP thành các quy định và chính sách minh bạch và khả thi, bao gồm cả việc áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, thúc đẩy tính bao trùm và công bằng, đồng thời mở rộng cơ hội cho sự tham gia của phụ nữ vào tiến trình tăng trưởng của Việt Nam. USAID hỗ trợ nâng cao năng lực của Việt Nam để cấu trúc hóa và thực hiện các dự án tài chính hỗn hợp, tận dụng các quỹ đầu tư công hiện có để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân. Thông qua tăng cường khả năng thu hút các nhà đầu tư tư nhân của Việt Nam, Việt Nam sẽ sẵn sàng hơn trong việc đảm bảo các dịch vụ chất lượng cao cho người dân với giá thị trường hợp lý, đồng thời đẩy nhanh hành trình tiến tới tự lực của quốc gia.

CÁC DỰ ÁN

  • Dự án Tạo Thuận lợi Thương mại: hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thông qua và thực hiện cách tiếp cận quản lý rủi ro đối với các cơ quan hải quan và kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian và chi phí hoạt động thương mại. Thời gian thực hiện: 2018-2023; Ngân sách: 21,7 triệu đô la.
  • Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME): tăng cường năng lực cho các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các mối quan hệ nhà cung cấp - bên mua giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và các doanh nghiệp đầu chuỗi đặt tại Việt Nam và tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất. Thời gian thực hiện: 2018-2023; Ngân sách: 25,3 triệu đô la.
  • Dự án Tăng cường Năng lực Cấp tỉnh: cải thiện hiệu quả công tác điều hành kinh tế của địa phương và tăng cường các cơ hội phát triển. Thời gian thực hiện: 2019-2023; Ngân sách: 13,3 triệu đô la.
  • Dự án Việt Nam Tiên phong: hỗ trợ Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nâng cao năng lực trong công tác đào tạo - tập huấn các cán bộ tỉnh cấp cao. Thời gian thực hiện: 2019-2020; Ngân sách: 1,99 triệu đô la.
  • Dự án Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, đo lường hiệu quả công tác điều hành kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Thời gian thực hiện: 2019-2022; Ngân sách: 1,1 triệu đô la.
  • Dự án Tăng cường Quyền của Người lao động: tăng cường năng lực cho các tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đảm bảo người lao động được hưởng lợi từ các thành tựu kinh tế gắn với thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng (khi được Chính phủ Việt Nam phê duyệt). Thời gian thực hiện: 2017-2021; Ngân sách: 2,5 triệu đô la
  • Digital Frontiers: dự án cấu phần hỗ trợ thực hiện hai đánh giá cảnh quan (chính phủ điện tử và đổi mới sáng tạo & cách mạng công nghiệp 4.0) và đang hỗ nền tảng chính phủ điện tử của Việt Nam. Thời gian thực hiện: 2018-2022; Ngân sách: 4 triệu đô la.
  • Dự án Chia sẻ kinh nghiệm, Đánh giá và Phân tích (LEAP III): dự án cấu phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Thời gian thực hiện: 2018-2020; Ngân sách: 1,5 triệu đô la.
  • Dự án INVEST: huy động đầu tư theo phương thức đối tác công-tư cho những lĩnh vực có tác động lớn bao gồm hạ tầng, năng lượng và y tế. Thời gian thực hiện: 2019-2023; Ngân sách: 8,25 triệu đô la. 
  • Dự án hợp tác với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) do USAID tài trợ đang hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực tạo thuận lợi thương mại và kiểm tra chuyên ngành. Thời gian thực hiện: 2015-2022; Ngân sách: 750,000 đô la.

The Chocolate Makers: From Bean to Bar in Vietnam

The Sustainable Cocoa Enterprise Solutions for Smallholders (SUCCESS) Alliance, a USAID-supported public-private partnership, trained nearly 22,000 small scale farmers in southern Vietnam and the Central Highlands in cacao production using sustainable cropping practices. The project improved the livelihood of these farmers by promoting cocoa production and marketing in a way that is economically, environmentally, socially, and culturally sustainable.
---
USAID giúp nông dân Việt Nam tăng thu nhập từ trồng ca cao

Dự án Phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ (SUCCESS Alliance), một dự án hợp tác công-tư do USAID hỗ trợ, đã tập huấn trên 22.000 nông dân tại các tỉnh miền nam và Tây Nguyên về áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trong trồng cây ca cao. Dự án đã giúp cải thiện thu nhập của các hộ nông dân nhờ trồng cây ca cao và tiếp thị sản phẩm một cách bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa.

Xem danh sách dự án

Câu chuyện thành công

Thư viện ảnh