Flag of Vietnam

Phòng tin tức

Ngôn ngữ: English | Vietnamese

Speeches Shim

22-12-2020

Dự án Tăng cường Quyền của Người lao động có mục tiêu nâng cao năng lực và tăng khả năng tiếp cận thông tin của người lao động để họ có thể đại diện cho quyền lợi của mình một cách hiệu quả và vận động cho hoạt động bảo vệ quyền của người lao động. Trung tâm Đoàn kết cùng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang thực hiện dự án này trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng, bao gồm điện tử, giày, da, dệt may và hải sản. Dự án thúc đẩy bình đẳng giới và củng cố các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe ở các khu công nghiệp và nơi làm việc tại những thành phố lớn của Việt Nam.

22-12-2020

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn còn những thách thức để Việt Nam có thể vươn xa hơn vị trí quốc gia thu nhập trung bình thấp. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam sẽ cần một thay đổi căn bản trong cấu trúc nền kinh tế và trong sự vận hành của môi trường thể chế hỗ trợ.

21-12-2020

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh thương mại. Kiểm tra chuyên ngành là một phần của thủ tục thông quan hàng hóa do các bộ chức năng thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Các loại kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam liên quan đến nhiều bộ, gây trì hoãn đáng kể cho việc thông quan hàng hóa, làm cho các nhà xuất nhập khẩu tốn thời gian và chi phí và làm ảnh hưởng nhiều nhất tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ được thực hiện trong 5 năm với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng và triển khai cách tiếp cận quản lý rủi ro tại các cơ quan hải quan và kiểm tra chuyên ngành, từ đó tăng cường việc thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Việt Nam và Hoa Kỳ là thành viên. Điều này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đồng thời giảm thời gian và chi phí thương mại.

21-12-2020

Nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) đo lường hiệu quả điều hành kinh tế và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại 63 tỉnh thành trên cả nước. PCI đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh cho khối khu vực tư nhân bao gồm: chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp mới; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; và các thiết chế pháp lý. Chỉ số được xây dựng năm 2005 bởi nhóm chuyên gia quốc tế và trong nước với sự hỗ trợ từ USAID.

21-12-2020

In an effort to improve Vietnam’s business environment, the Provincial Competitiveness Index (PCI) measures economic governance and promotes local socio-economic development in each of the country’s 63 provinces. PCI measures the ease of doing business for the private sector in the areas of  entry cost for new firms, land access, transparency, time costs of regulatory compliance, informal charges, proactivity of provincial leadership, policy bias, business support services, labor training and legal institutions. The Index was first developed in 2005 by a team of international and national experts with the support of USAID.

Pages

Để xem các nội dung trong chuyên mục Phòng thông tin của USAID Việt Nam trước tháng 1/2017, vui lòng truy cập Trang lưu trữ 2012-2017