Speeches Shim
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là hoạt động tội phạm xuyên quốc gia trị giá hàng tỉ đô la bất hợp pháp mỗi năm, đe dọa đến an ninh quốc gia, cản trở việc thực thi pháp quyền và tạo điều kiện lây lan các bệnh truyền nhiễm. Tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong hơn một thập kỷ qua do nhu cầu liên tục tăng cao đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã có nguồn gốc trong nước và quốc tế. Ngày 17/11, dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã do USAID tài trợ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi xã hội và nâng cao nhận thức về bảo vệ các loài hoang dã nhằm khắc phục nhận thức còn hạn chế của người mua và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã về những hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm liên quan tới động vật hoang dã săn bắt bất hợp pháp(1).
Chiến dịch nhấn mạnh đến những hình phạt đối với việc buôn bán, vận chuyển và tàng trữ các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp, bao gồm phạt tù lên đến 15 năm và phạt tiền lên đến 15 tỷ đồng (tương đương khoảng 650.000 đô la) đối với các đối tượng vi phạm, đồng thời tuyên truyền về những tác động đối với cảm xúc và nhân quả khi tiêu dùng các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp cũng như khuyến khích những người hành nghề y học cổ truyền trong các trường học và phòng khám giảm việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trong thuốc cổ truyền. Thông điệp của chiến dịch đã được giới thiệu tại buổi lễ khởi động với sự tham gia của gần 60 đại biểu, bao gồm đại diện của USAID, Bộ NN&PTNT và hơn 30 nhà báo.
Hoạt động này có ý nghĩa gì? USAID đang hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra tác động tích cực về thay đổi hành vi liên quan đến tiêu dùng động vật hoang dã bất hợp pháp, hạn chế những quan điểm sai lầm về những lợi ích sức khỏe và thể hiện đẳng cấp khi tiêu dùng sản phẩm từ động vật hoang dã cũng như giảm nhu cầu đối với các sản phẩm này, tăng cường công tác quản lý và thực thi pháp luật về môi trường đối tội phạm môi trường xuyên quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
(1) Theo “Báo cáo nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng voi, tê giác và các bộ phận cơ thể tê tê tại Việt Nam” do USAID thực hiện năm 2018, gần nửa trong số người mua và sử dụng sừng tê giác, ngà voi và vảy tê đều không biết đến các quy định và hình phạt của pháp luật liên quan đến các hành vi tiêu dùng động vật hoang dã săn bắt trái phép.
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.