USAID nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và tầm quan trọng của cây tràm gió

Speeches Shim

Thursday, 13 August, 2020

Tràm cajeputi hay còn gọi là tràm gió là loại cây sinh trưởng nhanh và có nhiều tác dụng, gỗ cây tràm được sử dụng trong xây dựng và làm củi đốt còn lá cây được dùng làm thảo dược và sản xuất dầu tràm - một thành phần chính trong sản xuất cao, dầu gội và thuốc chống côn trùng. Với những tác dụng và lợi ích này, cây tràm gió đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của người dân ở Thừa Thiên-Huế và dẫn đến việc các loại cây bản địa bị khai thác quá mức và trở nên khan hiếm. Trong các ngày từ 31/5 đến 22/7, Dự án Trường Sơn xanh do USAID tài trợ đã phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất tinh dầu Hoa Nén (Công ty Hoa Nén) tổ chức 25 chuyến tham quan học tập cho học sinh và giáo viên các trường cấp 2, cấp 3 và sinh viên, giảng viên các trường đại học ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, gồm Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Kinh tế-Đại học Huế. Các nhóm tham quan học tập đã tới thăm thôn Hưng Long - Thượng Hòa, tỉnh Thừa Thiên - Huế và tìm hiểu về giá trị sinh thái, các đặc tính, dược tính và quy trình chế biến cây tràm gió, đồng thời chứng kiến tình trạng khai thác quá mức rừng tràm gió tự nhiên ở huyện Phong Điền và tìm hiểu về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn cây tràm gió tự nhiên. Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường này giúp củng cố thỏa thuận hợp tác giữa dự án Trường Sơn xanh với Công ty Hoa Nén, nhờ đó nông dân trồng tràm nhận được hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao giá thành sản phẩm do mình làm ra.

Hoạt động này có ý nghĩa gì? Dự án Trường Sơn xanh đã hỗ trợ một chiến dịch nâng cao nhận thức về cây tràm gió và có trọng tâm về công tác bảo tồn với mục tiêu tạo ra tác động đến thay đổi hành vi cộng đồng, cùng với đó là củng cố những nỗ lực hiện nay nhằm cải thiện sinh kế cho người nông dân trồng tràm.